TẠI SAO KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG CÁC BƯỚC KHỞI ĐỘNG TRƯỚC KHI CHẠY?

TẠI SAO KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG CÁC BƯỚC KHỞI ĐỘNG TRƯỚC KHI CHẠY?

Bạn có biết sự khác nhau giữa 1 người thực sự yêu thích từng km trên khung đường chạy và người xem nó là ác mộng, một nhiệm vụ mệt mỏi cần phải hoàn thành không? Chính là tập cho mình thói quen khởi động.

Nôn nóng đẩy vận tốc chạy lên cao ngay từ lúc ban đầu chỉ làm cơ thể đối mặt với những nguy cơ như kéo cơ, vặn xương khớp hoặc đơn giản là chỉ có khả năng duy trì vận tốc đó một lúc và nhanh chóng “chào thua”!

Vậy kết quả đạt được ư? Bạn kiệt sức, cần phải giảm tốc độ và kết thúc bài tập trước dự kiến. Tệ hại hơn, việc chạy bộ trở nên nặng nề, rút hết năng lượng và bạn sẽ chán ngán với lần luyện tập tiếp theo!

Khởi động chính là chìa khóa làm giảm tổn thương và tăng thành tích chạy. Đây là bước quan trọng giúp cơ, xương và khớp được thả lỏng, qua đó cơ thể có cơ hội dần dần bắt nhịp với cường độ luyện tập mà bạn muốn duy trì. Bạn sẽ cảm nhận năng lượng được giải phóng và kết thúc buổi tập với tinh thần hứng khởi.

Một bài tập khởi động hoàn hảo khi kết hợp 3 bước sau đây:

ĐI BỘ TỪ 3 ĐẾN 5 PHÚT

Cơ thể đang trong trạng thái ngồi hoặc nghỉ ngơi, cần một hoạt động để đánh thức và bắt đầu bước vào chế độ tập luyện. Theo nhà sinh lý học - huấn luyện viên Janet Hamilton, đi bộ không chỉ làm nóng cơ và lõi mà còn tăng lưu lượng máu đến các nhóm cơ chuyên dụng cho việc chạy và truyền tín hiệu thông báo đến bộ não là đến lúc cần phải đi. Đặc biệt hơn, đi bộ rất có ích cho những người vừa trở lại sau chấn thương.

CHẠY STRIDES (BƯỚC DÀI VÀ NHANH)

Thực hiện năm đến sáu lần strides khoảng 100m:

  • Chạy nhẹ ít nhất 2 phút
  • Dần dần tăng tốc từ 60 đến 100m, sau đó giảm vận tốc
  • Sau mỗi lần stride, hãy đi bộ và thả lỏng bằng cách lắc đôi chân trong khoảng 90 giây

GIÃN CƠ

Nên nhớ, hãy chọn giãn cơ động!

Vì bài tập giãn cơ tĩnh yêu cầu cơ bắp giữ nguyên vị trí trong vòng 30 giây hoặc hơn, chính là một trong những nguyên nhân gây chấn thương khi chạy.

Trong khi đó, giãn cơ động cải thiện phạm vi chuyển động của chân, thả lỏng cơ bắp, tăng nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và lưu lượng máu để giúp bạn chạy hiệu quả hơn. Những bài tập bạn có thể cân nhắc như: Jumping Jacks, Forward Jacks, Squat with Walkout, and Walkout with Knees to Elbows.

Chỉ với ba bước đơn giản trên, bạn đã sẵn sàng về thể chất lẫn tinh thần để có thể chạy hết sức, cũng như tránh được các chấn thương không cần thiết.

Với 1 chuỗi động tác cần sự thoải mái tuyệt đối trong vận động, sự hỗ trợ từ trang phục thể thao, dòng Running với chất liệu mềm nhẹ, thoáng khí, khó nhăn như sản phẩm của ONWAYS chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành của buổi chạy hiệu quả.

Gợi ý bạn đọc thêm

QUY TẮC 10% TRONG CHẠY BỘ

QUY TẮC 10% TRONG CHẠY BỘ

💥BÍ KÍP GIÚP CÁC NEWBIE CHẠY BỘ “NHẸ TÊNH”💥

💥BÍ KÍP GIÚP CÁC NEWBIE CHẠY BỘ “NHẸ TÊNH”💥

BÍ KÍP CHẠY BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÁC NHAU

BÍ KÍP CHẠY BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÁC NHAU

5 LÝ DO BẠN NÊN BẮT ĐẦU CHẠY BỘ NGAY HÔM NAY

5 LÝ DO BẠN NÊN BẮT ĐẦU CHẠY BỘ NGAY HÔM NAY

NGHỆ THUẬT KIỂM SOÁT HƠI THỞ KHI CHẠY

NGHỆ THUẬT KIỂM SOÁT HƠI THỞ KHI CHẠY

TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÁNG CHẠY ĐÚNG

TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÁNG CHẠY ĐÚNG

LẬP KẾ HOẠCH CHẠY BỘ: BÍ QUYẾT ĐẾN TỪ SỰ CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG

LẬP KẾ HOẠCH CHẠY BỘ: BÍ QUYẾT ĐẾN TỪ SỰ CHUẨN BỊ KỸ LƯỠNG

REST DAY: SỰ CẦN THIẾT TRONG CHẠY BỘ

REST DAY: SỰ CẦN THIẾT TRONG CHẠY BỘ

LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUY TRÌ ĐỘNG LỰC CHẠY BỘ ĐỀU ĐẶN

LÀM THẾ NÀO ĐỂ DUY TRÌ ĐỘNG LỰC CHẠY BỘ ĐỀU ĐẶN

fb chat