Nguy cơ và cách phòng tránh đột quỵ trong luyện tập

Nguy cơ và cách phòng tránh đột quỵ trong luyện tập

I. Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ là 3 tiếng. Kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...

II. Nguyên nhân gây đột quỵ là gì?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.
A. Các yếu tố không thể thay đổi
  • Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.
B. Các yếu tố bệnh lý
  • Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
  • Đái tháo đường
  • Bệnh tim mạch
  • Mỡ máu
  • Thừa cân, béo phì
  • Hút thuốc
  • Lối sống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu...

III) Vì sao tập luyện thể thao vẫn có nguy cơ đột quỵ?

Khi tập luyện, nhịp tim sẽ thay đổi, đập nhanh hơn. Nếu không thường xuyên tập luyện để kiểm soát nhịp tim, sẽ rất nguy hiểm khi nhịp tim tăng nhanh, huyết áp cũng tăng cao, kèm theo đó là các cơn thiếu máu não, thường chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút sau đó người bệnh trở lại trạng thái bình thường. Nhưng đó lại dự báo những cơn đột quỵ sau này.


 Các dấu hiệu của đột quỵ có thể nhận thấy như: Đau đầu dữ dội, choáng váng, cứng cổ và buồn nôn. Gặp khó khăn trong việc nói và hiểu người khác nói gì. Mắt mờ hoặc mù một bên, thấy hình nhân đôi. Mất ý thức: người bệnh sững sờ, không biết gì, khó đánh thức hoặc đột ngột, đôi khi tử vong ngay.
Những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp, bệnh về hô hấp, hen suyễn, nghiện rượu bia, thuốc lá, người cao tuổi đang có rối loạn về nhận thức là những đối tượng dễ gặp đột quỵ khi tập luyện.

IV) Làm sao để phòng ngừa đột quỵ trong khi luyện tập?

  • Khi tập luyện, người mắc các bệnh trên cần cẩn thận, tránh vận động quá sức, tốt nhất nên có huấn luyện viên quan sát và kiểm tra nhịp tim liên tục để đảm bảo sự an toàn.
  • Người mắc các bệnh mạn tính liên quan đến tim mạch, hô hấp cần lưu ý chế độ tập luyện, dinh dưỡng sau: Luôn kiểm tra nhịp tim và giữ nhịp tim ở vùng an toàn khi tập luyện (<75% nhịp tim tối đa). Kiểm tra huyết áp mỗi ngày (huyết áp luôn giữ ổn định ở mức 120/80mmHg).
  •  Nên điều chỉnh trọng lượng cơ thể để tránh béo phì ảnh hưởng đến các bệnh về tim mạch.
  • Tập luyện 3-5 ngày/tuần để cải thiện và duy trì tình trạng sức khỏe tốt.
  • Không nên ăn quá mặn, giảm lượng muối không quá 1,5g/ngày. Tránh thức ăn có lượng cholesterol cao. Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá.

  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Để an toàn khi tập luyện, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để đảm bảo mình hoàn toàn khỏe mạnh để chịu được môn thể thao gắng sức và tìm đến một huấn luyện viên thể hình hướng dẫn các bước tập ban đầu, phù hợp với sức khỏe của bạn.
  • Khi tập luyện, chỉ nên chạm ngưỡng cao nhất là mức độ hơi khó thở nhưng vẫn có thể trò chuyện được. Không lao vào tập gắng sức liên miên mà nên đan xen các khoảng nghỉ.
  • Tập luyện ở những nơi thoáng khí, cố gắng ra ngoài hít thở thật nhiều oxy nếu bạn đang phải tập ở nơi thiếu oxy.
  •  Nếu ngày hôm đó tập luyện mà bạn bị mệt hoặc cảm thấy có dấu hiệu khác thường, hãy dừng việc tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi trong ít nhất 3 ngày.

Nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu của đột quỵ ngày một rõ nét.
 

 

 

 

Gợi ý bạn đọc thêm

VŨ PHƯƠNG THANH:

VŨ PHƯƠNG THANH: "KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ VỚI NGƯỜI VIỆT NAM"

VŨ TIẾN MẠNH, CHÀNG RUNNER KHIẾM THỊ VƯỢT QUA GIỚI HẠN

VŨ TIẾN MẠNH, CHÀNG RUNNER KHIẾM THỊ VƯỢT QUA GIỚI HẠN

CHẠY BỘ - HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG UNG THƯ CỦA MỘT CÔ GÁI 8X

CHẠY BỘ - HÀNH TRÌNH CHIẾN THẮNG UNG THƯ CỦA MỘT CÔ GÁI 8X

KHOẢNH KHẮC ĐẦY CẢM XÚC TẠI TIỀN PHONG MARATHON 2024

KHOẢNH KHẮC ĐẦY CẢM XÚC TẠI TIỀN PHONG MARATHON 2024

HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC CỰ LY ULTRA TRAIL 85KM GIẢI DLUT 2023

HÀNH TRÌNH CHINH PHỤC CỰ LY ULTRA TRAIL 85KM GIẢI DLUT 2023

KÍ SỰ STANDARD CHARTERED SINGAPORE MARATHON 2022 (MS. TRÂM PHAN - ORC)

KÍ SỰ STANDARD CHARTERED SINGAPORE MARATHON 2022 (MS. TRÂM PHAN - ORC)

MO MULLER VÀ HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH

MO MULLER VÀ HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH "ULTRA RUNNER" SAU 22 THÁNG CHẠY BỘ

GẶP NGUYỄN KIẾN QUỐC: DỊCH GIẢ SÁCH BORN TO RUN -

GẶP NGUYỄN KIẾN QUỐC: DỊCH GIẢ SÁCH BORN TO RUN - "SINH RA ĐỂ CHẠY"

5 CẶP ĐÔI VÀNG CỦA THỂ THAO VIỆT NAM

5 CẶP ĐÔI VÀNG CỦA THỂ THAO VIỆT NAM

fb chat